DẤU HIỆU LÂM SÀNG ,CẬN LÂM SÀNG ,CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI
Phạm Nhất Khoa
2021-05-10T21:31:04-04:00
2021-05-10T21:31:04-04:00
//rappfab.com/vi/news/Tin-tuc/dau-hieu-lam-sang-can-lam-sang-chan-doan-ung-thu-phoi-87.html
/themes/default/images/no_image.gif
casino online uy tín dkbuu
//rappfab.com/uploads/banner-bvcm.png
Thứ hai - 10/05/2021 21:25
Theo thống kê Globocan 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan
Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây:
1. Ung thư phổi là gì ?
· Ung thư phổi :là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản hoặc từ các tuyến của phế nang.
· Bệnh gồm 2 nhóm chính: thường gặp nhất là Ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm 80-85%) và Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%).
2. Nguyên nhân ung thư phổi
· Thuốc lá ,thuốc lào: hơn 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá , trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm . Nguy cơ mắc ung thư tăng theo thời gian và số lượng thuốc hút. Một người hút 1 gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi hơn 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá) cũng được ghi nhận tăng nguy cơ ung thư phổi 30%.
Tia xạ: Những người đã từng tiếp xúc, phơi nhiễm phóng xạ thì làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn những người chưa từng tiếp xúc.
Yếu tố môi trường nghề nghiệp: Các yếu tố môi trường nghề nghiệp như amiang, radon, kim loại (asen, crom, niken), bức xạ ion hoá và hydrocarbon thơm đa vòng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bệnh xơ phổi: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi tăng khoảng 7 lần ở những bệnh nhân xơ phổi và dường như không phụ thuuộc vào việc hút thuốc.
Nhiễm HIV: Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những bệnh nhân nhiễm HIV tăng so với những bệnh nhân không bị nhiễm.
Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cả nguy cơ và tiên lượng bệnh ung thư phổi. Mặc dù yếu tố di truyền của ung thư phổi vẫn đang được nghiên cứu.
Lạm dụng rượu, bia: những người uống rượu, kèm theo hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
3. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp
Người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường ít có triệu chứng, có thể ho khan hoặc tình cờ phát hiện khối u khi khám tầm soát bằng các phương tiện hình ảnh học. Ở giai đoạn trễ, bệnh nhân có các biểu hiện như đau ngực, khó thở, có hạch thượng đòn hoặc sụt cân. Nhìn chung, dấu hiệu lâm sàng của bệnh tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương.
· Các triệu chứng tại chỗ tại vùng: liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp, thâm nhiễm nhu mô phổi, xâm lấn các cấu trúc xung quanh như hạch trung thất, thành ngực, các mạch máu lớn.
- Ho: gặp ở 80-90% bệnh nhân ho khan dai dẳng, có thể có lẫn đàm nhầy hoặc máu.
- Đau ngực, khó thở: do u xâm lấn thành ngực hoặc màng phổi
- Triệu chứng do chèn ép: phù áo khoác, khàn tiếng, khó nuốt
- Hội chứng Horner do chèn ép hạch giao cảm: sụp mi, co đồng tử, giảm tiết mồ hôi nửa mặt.
· Các triệu chứng do di căn xa : Ung thư phổi thường di căn đến các cơ quan như gan, não, xương, tuyến thượng thận, màng phổi.
- Di căn não: thường gặp : nhức đầu, buồn nôi, yếu chi, rối loạn vận động.
- Di căn xương: đau, giới hạn vận động.
- Hội chứng chèn ép tuỷ: tê, yếu 2 chi dưới, tiêu tiểu không tự chủ.
4. Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán
· Nhóm hình ảnh học :
- X-quang ngực thẳng, nghiêng: là phương tiện chẩn đoán hình ảnh kinh điển. Tuy nhiên hiện nay theo khuyến cáo của Hoa Kỳ, X-quang không còn được coi là phương tiện để tầm soát u phổi do nhược điểm khó phát hiện các tổn thương nhỏ hơn 7 mm. Thay vào đó, chụp CT cắt lớp xoắn ốc mức năng lượng thấp có độ nhạy cao hơn trong việc tầm soát u (nhất là ở các đối tượng nguy cơ cao hút thuốc lá trên 30 gói-năm).
- Chụp CT cắt lớp ngực, bụng, MRI não : được sử dụng để đánh giá kích thước, vị trí u, các tổn thương hạch trong trung thất, đánh giá tình trạng di căn gan, não.
- Xạ hình xương: được thực hiện khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ di căn xương
- Chụp PET-CT: là phương pháp tốt nhất đối với ung thư phổi để phát hiện các tổn thương di căn xa ngoài não.
- Nội soi phế quản: Chỉ định cho những trường hợp u trung tâm. Qua nội soi cho phép xác định tổn thương và sinh thiết làm mô bệnh học.
· Dấu hiệu sinh học (marker chỉ điểm khối u):
- SCC với ung thư biểu mô vảy
- CEA, CYFRA21.1 với ung thư biểu mô tuyến
- NSE, proGRP với ung thư phổi tế bào nhỏ
Các marker khác hỗ trợ chẩn đoán ung thư nguyên phát tại phổi hay từ nơi khác di căn đến (CEA, CA12-5, CA19-9, PSA,..)
· Chẩn đoán mô bệnh học
Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư: Mẫu mô từ khối bướu sẽ được chọc hút và gửi làm xét nghiệm chẩn đoán bản chất của khối u, từ đó giúp cho các bác sĩ có hướng điều trị đúng.
Hiện nay tiếp cận khối u phổi theo 2 phương pháp chính : Nội soi sinh thiết xuyên phế quản dưới hướng dẫn siêu âm (EBUS) hoặc sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CT. Trong trường hợp không thể tiếp cận bướu, có thể làm chẩn đoán tế bào bướu ở hạch hoặc dịch màng phổi, mô di căn
· Chẩn đoán sinh học phân tử
Ở giai đoạn di căn, khi hoá trị với vai trò tiêu diệt tế bào bướu, còn làm tổn thương nhiều tế bào lành có tốc độ sinh sản nhanh (tuỷ xương, da niêm ), bệnh nhân dễ suy mòn vì tác dụng phụ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và kết quả của tiến trình điều trị. Từ đó đặt nền tảng cho việc tìm kiếm các phân tử chuyên biệt của tế bào ung thư phục vụ cho liệu pháp trúng đích. Một số liệu pháp điều trị trúng đích đã cho thấy vai trò hơn hẳn hoá trị trong việc cải thiện tỉ lệ đáp ứng, thời gian sống không bệnh tiến triển và giảm thiểu tác dụng phụ. Ở ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn, cần làm các xét nghiệm phân tử: EGFR, ALK, PDL-1,… bằng phương pháp hoá mô miễn dịch, hoặc FISH, real time PCR. giải trình tự gen,…
5. Chẩn đoán ung thư phổi
- Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh điển hình của ung thư phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để chẩn đoán sơ bộ bệnh ung thư phổi. Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm phổi thùy, viêm phổi mạn tính, áp xe phổi, nấm phổi.
+ Lao phổi: phân biệt bằng cấy đờm, xét nghiệm PCR lao.
+ Các khối u lành của phổi: u sụn, u xơ, u loạn sản phổi.
+ Ung thư từ nơi khác di căn phổi.
6. Kết luận : Ung thư phổi là bệnh lý ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Đa số bệnh nhân đến khám ở giai đoạn trễ, khi bệnh đã di căn, tiên lượng sống 5 năm ở giai đoạn IV dưới 10 % . Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi cần được đặt lên hàng đầu.
Bác Sĩ. Phan Văn Tam